THỂ SINH LỰC 3

Thể Sinh Lực

 

A. Cấu Tạo
B. Bản Chất
C. Căn Bản cho Tính Không Chia Rẽ
D. Vai Trò
E. Các Huyệt
Vùng Tỏa Lực
Tam Giác Lực
F. Không Gian và Thể Sinh Lực
G. Hệ Thống các Huyệt
H. Ashram

Thể sinh lực (vital body) còn có vài tên gọi khác là thể phách, thể ether  (etheric body). Đã có nhiều bài được đăng trên PST về thể sinh lực, mỗi bài chú trọng tới một khía cạnh riêng của thể; trong bài này ta sẽ chú ý đến các lực và năng lực hoạt động qua thể này. Vì vậy, xin đề nghị bạn đọc lại những bài trước để nắm đầy đủ ý. Tuy nhiên ta sẽ đi xa hơn về mặt lý thuyết, đưa ra hiểu biết có thể không có ứng dụng thực tế vào lúc này ở mức phát triển của chúng ta. Mới thoạt nhìn chuyện có vẻ như vô ích, nhưng giống như một số kiến thức ở trường học không được sử dụng khi ta vào đời, các hiểu biết đưa ra nhằm cho bạn thấy là vấn đề rộng lớn, và ứng dụng sẽ có trong tương lai.

A. Cấu Tạo
Thể sinh lực của mỗi hình thể trong thiên nhiên là một phần nội tại của thể sinh lực của chính địa cầu, và do đó của thái dương hệ; vì vậy căn bản mà nói, thể sinh lực của người qua chất liệu này có liên hệ với mọi biểu lộ khác của Sự Sống thiêng liêng, dù lớn dù nhỏ. Vai trò của nó là nhận năng lực và rồi hành động theo sự thúc đẩy của năng lực này, với năng lực phát sinh từ nguồn ở đây hay kia. Tất cả thể sinh lực của mọi hình thể tạo nên thể sinh lực của thế giới, tức là chất liệu ether có khắp nơi, và do tính chất toàn hiện này mà có sự truyền tư tưởng hay hiện tượng viễn cảm (telepathy). Cách liên lạc này luôn luôn có giữa những bậc đạo đồ, đạo sư.
Trên thực tế thể sinh lực không là gì cả ngoài năng lực. Nó được cấu tạo bằng vô số các đường lực hay những dải li ti năng lực có liên hệ với thể tình cảm, thể trí và linh hồn. Các dải năng lực này tới phiên chúng tác động lên thể xác, thúc đẩy nó có hoạt động này, nọ tùy theo bản chất và sức mạnh của loại năng lực nào đang chế ngự thể sinh lực lúc đó.
Như thế, có những luồng năng lực luân chuyển trong thể sinh lực phát sinh từ cái trí nào đó. Với đa số người trong nhân loại, họ đáp ứng một cách vô thức, không suy nghĩ, không thông minh với Thiên Trí mà với luôn cả điều thời nay gọi là dư luận, hay tâm lý quần chúng; cũng có người đáp ứng với những Vị làm việc ở cõi trí, điều khiển phần vô hình của sự sống, Thiên Cơ, và sự biểu lộ của Thiên Ý.

B. Bản Chất
Thể sinh lực là thể chân thực mà tất cả những hình dạng vật chất của mọi loài trong thiên nhiên dựa theo đó tạo hình. Khoa học sẽ ngày càng chú trọng đến nó, và nền văn minh mới sẽ càng lúc càng quan tâm đến chất liệu độc đáo này. Hiện thời người ta không biết gì về thể sinh lực là vật quan trọng hơn thể xác, và tâm thức đa số hướng về vật chất và tình cảm, mà không ý thức về các năng lực tác động. Dầu vậy khoa học đã có xác nhận về mặt năng lực, qua việc có các trị liệu bằng điện mà ta gọi giản dị là chạy điện, xem con người có bản chất là điện cũng như nói rằng ngay cả hạt nguyên tử trong vật có vẻ không linh hoạt, là một đơn vị sống động có tính điện.
Nay ta có một lời xác định giản dị và căn bản sau về thể sinh lực:
Thể sinh lực chính yếu gồm các năng lực chủ trị mà con người, một nhóm, quốc gia hay thế giới phản ứng với nó vào bất cứ một thời điểm hay chu kỳ nào.
Có sáu ý chính được đưa ra về thể sinh lực.
● Không có gì trong vũ trụ biểu lộ - thái dương hệ hay các loài trong thiên nhiên - mà không có một thể năng lực, tinh tế, vô hình mà có chất liệu, đóng vai trò kiểm soát, quản trị và chi phối thể vật chất bên ngoài. Đó là thể sinh lực.
● Thể năng lực này - nằm bên dưới thái dương hệ, các hành tinh và tất cả mọi hình thể bên trong vòng bất quá (rings-pass-not)của mỗi hành tinh, tự nó bị năng lực của mặt trời hay hành tinh chi phối và quản trị. Các năng lực này tạo thể, biến đổi và tạo tính chất cho nó không ngừng nghỉ hay có gián đoạn thời gian.
Thể sinh lực chịu sự thay đổi không dứt. Đại vũ trụ là thế nên tiểu vũ trụ là con người cũng giống vậy, và qua con người, chuyện cũng đúng cho hết mọi loài dưới người trong thiên nhiên. Loài vật và thảo mộc đã là chứng cớ cho việc ấy.
● Thể sinh lực gồm những đường lực vấn vít và luân chuyển, phát sinh từ một hay vài cõi của bẩy cõi, hay từ các tâm thức của Sự Sống địa cầu chúng ta.
● Những đường năng lực này và hệ thống các dải lực có liên hệ với bẩy trung tâm lực (còn gọi là huyệt đạo, luân xa) nằm bên trong thể sinh lực. Các huyệt này mỗi cái có liên hệ với một loại năng lực đi vào. Khi năng lực đi tới thể sinh lực mà không có liên hệ với một huyệt thì huyệt này lặng yên, không khơi động; khi nó có liên hệ và huyệt nhậy cảm với tác động của nó, huyệt ấy sẽ hóa rung động, cảm thụ và phát triển thành một yếu tố kiểm soát trong đời của họ ở cõi trần.
● Thể xác đậm đặc, gồm các hạt nguyên tử - mà mỗi cái có sự sống, ánh sáng và sinh hoạt riêng - được kết hợp lại bằng thể sinh lực, và biểu lộ những năng lực tạo nên thể sinh lực. Có hai loại năng lực:
– Những năng lực tạo nên thể sinh lực như là một tổng thể và có liên hệ với mọi hình thể vật chất. Thể này có sức sống và sức linh hoạt ở cõi là nơi tâm thức của người bình thường trụ vào. Thí dụ người ta dùng trí tuệ hay tình cảm.
– Những năng lực chuyên biệt mà con người chọn để điều khiển sinh hoạt hằng ngày. Nói giản dị thì đó là ta chọn sự an nhiên hay bực bội, phàm tục hay thanh cao.
● Thể sinh lực có nhiều huyệt, đáp ứng với đa dạng năng lực của Sự Sống trên địa cầu, nhưng ta sẽ chỉ xem xét bẩy huyệt chính đáp ứng với năng lực tuôn vào của bẩy cung. Tất cả những huyệt nhỏ hơn chịu sự chi phối của bẩy huyệt chính; sự hiểu biết về cung của Chân nhân và phàm nhân (như thấy trong loạt bài Tâm Lý Tinh Thần) có hữu ích hàng đầu ở đây.
Như thế ta có thể thấy rằng năng lực trở thành đề tài vô cùng quan trọng, vì nó kiểm soát và làm con người như họ là vào bất cứ lúc nào; cũng y vậy nó ấn định họ sinh hoạt ở cõi nào, và cách mà theo đó họ nên quản trị khung cảnh chung quanh, hoàn cảnh và các mối liên hệ. Nếu hiểu được điều này, nó sẽ làm ta nhận ra là mình phải chuyển trọn sự chú tâm từ cõi trần hay cõi tình cảm vào việc ý thức những cảnh ether; mục tiêu khi ấy của ta là quyết định xem nên dùng loại năng lực nào để kiểm soát sự biểu lộ hằng ngày của mình.
Ta cũng sẽ ý thức là khi thái độ, mức thành đạt và hiểu biết của mình chuyển lên mức cao hơn, thể sinh lực của ta sẽ không ngừng biến đổi và đáp ứng với các năng lực mới hơn, các năng lực mà ta chủ ý mang vào.
Người có thông nhãn trung bình khó mà phân biệt được thể sinh lực với khung cảnh chung quanh, hay cô lập được loại năng lực hay sức sống riêng của nó, vì xác thân vật chất - gồm những hạt nguyên tử linh hoạt rung động - thì tự nó có chuyển động không ngừng, và chuyển động như vậy có hệ quả là tỏa lực. Bình thường sự tỏa lực của thể xác tự nhiên sẽ hòa với các năng lực của thể sinh lực, do đó chỉ người có thông nhãn được luyện tập mới có thể phân biệt hai điều này, nhất là khi xem xét bên trong cơ thể.
Thể sinh lực có thể được quan sát theo hai cách:
– Khi nó thấu nhập, bao phủ trọn thể xác, và
– Khi nó ló ra ngoài xác thân và bao quanh như hào quang.
Tùy theo mức tiến hóa mà phần hào quang túa ra ngoài nhiều hay ít, nó có thể tuôn ra từ vài cm đến hơn cả tấc, và chỉ trong vùng này ta mới quan sát thể dễ dàng sau khi gát qua bên sự tỏa lực của những hạt nguyên tử thể xác. Lượng năng lực và loại năng lực làm chủ bất cứ phần nào của hệ thần kinh chịu sự chi phối của huyệt trong vùng ngay quanh nó; cho dù năng lực ấy sẽ tác động lên khắp cơ thể, huyệt nào đáp ứng nhiều nhất với tính chất và loại năng lực đó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ các đường kinh mạch, và qua đó lên dây thần kinh trong vùng ngay chung quanh nó.
Ta cần luôn luôn nhớ rằng bẩy huyệt không nằm bên trong thể xác đậm đặc. Chúng chỉ hiện hữu bằng chất ether và ở bên trong phần gọi là hào quang ether nói ở trên nằm ngoài thể xác. Chúng liên hệ mật thiết với thể xác nhờ vào mạng lưới các đường kinh mạch. Năm huyệt được thấy trong  phần ether tương ứng của xương sống, và năng lực đi qua các đốt xương sống, qua những kinh mạch rộng và đáp ứng, rồi luân lưu trong khắp thể sinh lực, vì thể linh hoạt bên trong thể xác.
Với ba huyệt trên đầu:
– Cái cao nhất nằm bên trên đỉnh đầu
– Cái thứ hai nằm ngay đằng trước đôi mắt, và
– Huyệt thứ ba ở đằng sau đầu, ngay phía trên nơi xương sống tận cùng.
Như vậy có tám huyệt tất cả, nhưng huyệt ở sau đầu không được kể tới, giống như huyệt của lá lách.

C. Căn Bản cho Tính Không Chia Rẽ
Ta cần óc tưởng tượng ở đây, nó có thể không cho hình ảnh chân thực về mọi mặt, nhưng nó sẽ cho thấy một thực tại lớn lao. Ấy là không thể nào có phân cách separateness trong sự sống biểu lộ trên địa cầu hay nơi nào khác về điều ấy, ngay cả bên ngoài địa cầu. Ý niệm về sự tách biệt, sự cô lập của cá nhân, là ảo ảnh sinh ra từ cái trí chưa giác ngộ của con người. Tất cả mọi vật - mọi hình dạng, mọi sinh thể bên trong mọi hình dạng, mọi mặt của sự sống biểu lộ trong mỗi loài của thiên nhiên - đều liên hệ mật thiết với nhau qua thể sinh lực của địa cầu (với tất cả các huyệt là một phần nội tại của nó).
Người ta thường nói về thể sinh lực như là một thực thể trọn vẹn liền lạc, và chỉ gồm chất ether, mà quên rằng thể là phương tiện cho việc truyền đi nhiều loại năng lực. Ta quên những sự kiện sau:
● Thể sinh lực tự nó do bốn loại chất liệu cấu thành, mỗi loại được chuyên biệt hóa rõ ràng, và thuộc về cảnh ether này hay kia.
● Các chất liệu này hoạt động tích cực trong thể sinh lực, tạo thành một màng lưới những đường kinh, có thể xem là gồm các ống thanh mảnh, có hình dạng chung bằng vật chất đậm đặc. Hình dạng này nằm bên dưới mỗi phần của thể xác và có thể thấy ló ra ngoài hình dạng vật chất. Thể sinh lực thực ra không có hình trứng như sách vở hay ghi, mà thường có dạng hay đường nét tổng quát của thể xác mà nó có liên kết. Dầu vậy, khi huyệt đầu được khơi mở và linh hoạt, chừng ấy hình trứng có dạng thường hơn.
● Những đường kinh hay ống này - tùy theo loại năng lực mà chúng chuyên chở - đi tới những vùng trong cơ thể qua ba trạm chính:
a. Bẩy huyệt lớn mà ta thường nghe nói.
b. Hai mươi mốt tiểu huyệt.
c. Bốn mươi chính tụ điểm, rải rác khắp cơ thể.
● Tất cả những huyệt này và tụ điểm cho việc truyền năng lực được liên kết mỗi cái với nhau, bằng các đường kinh lớn hơn khối các đường kinh tạo nên trọn thể sinh lực, vì nhiều đường kinh nhỏ hơn và đường lực sẽ nhập lại với nhau khi chúng tới gần một huyệt hay một tụ điểm.
● Khối những đường kinh nhỏ hơn hay ống dẫn năng lực trong tất cả mọi hình thể tạo nên lớp tương ứng với dây thần kinh, nó giống như mạng lưới hay hệ thống trung gian. Khoa học chưa biết hệ này, tuy rằng nó liên kết thể sinh lực như là một tổng thể với hai hệ thần kinh não tủy và hệ trực giao cảm. Chính cái hệ nằm dưới đường dây thần kinh mới là phần đáp ứng đúng thực và qua não bộ truyền thông tin đến cái trí, hay qua não và cái trí, làm linh hồn ý thức. Bậc tiến hóa sử dụng hệ này với ý thức trọn vẹn, do đó không cần đến căn thể causal body; khi ấy bởi căn thể không còn quan trọng nữa nó sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
● Thể xác, giống như nhiều điều khác trong thiên nhiên, tự nó có cấu tạo gồm ba phần:
– Thể sinh lực
– Hệ thống những đường kinh hay nadis
– Xác thân đậm đặc
Cả ba họp thành một thể không tách rời trong lúc sống.
● Tổng số các huyệt và nhiều tụ điểm tạo ra và duy trì hệ tuyến nội tiết trong một thể, hoặc bị giới hạn và không làm việc đủ, hoặc là tượng trưng cho con người tinh thần và hoàn toàn đầy đủ. Với các đường kinh còn gọi là nadis, chúng có việc là tạo thành hình hai hệ thần kinh nói ở trên.
● Ta cũng nên nhớ rằng chất liệu của các đường kinh ether hay các ống là prana hay sinh lực hành tinh, là năng lực mang lại sự sống, sức khỏe. Chẩy qua những ống này là tất cả các loại năng lực có thể có - tức tình cảm, trí tuệ, tinh thần, bồ đề hay atma, tùy theo mức tiến hóa của một người.
Nó có nghĩa rằng luôn luôn có nhiều năng lực chẩy xuyên qua các ống đó, trừ phi mức tiến hóa của họ quá chậm .Các năng lực khác nhau ấy trộn lẫn hợp lại với nhau nhưng tìm đến tụ điểm riêng của chúng trong thể sinh lực, khi chúng đi thẳng vào bên trong chu vi của thể xác đậm đặc.
Chữ ‘prana’ hay bị hiểu lầm, tựa như chữ ‘ether’ hay ‘astral’, và khiến có thiếu hiểu biết hay gặp trong giới học về chuyện bí truyền. Prana có thể được định nghĩa như là tinh chất của sự sống ở mỗi cõi trong bẩy cõi ta biết. Nó là Sự Sống của vì Hành Tinh Thượng đế, làm linh hoạt, nuôi sống và liên kết bẩy cõi, cùng tất cả những gì nằm trong đó, vô hình ở những cõi cao cũng như hữu hình ở cõi thấp.
Bên trong cơ thể con người có biểu tượng rất tuyệt về sự phân biệt giữa những cảnh ether trên cao và ba cảnh thấp của cõi trần. Hoành cách mạc nằm phân chia phần trên cơ thể chứa những bộ phận trọng yếu là tim, phổi, cổ họng và đầu, với những cơ quan khác trong cơ thể. Phần ở trên này có tầm quan trọng rất mực nhìn theo mặt Sự Sống, điều gì được xác định trong đầu, được nhịp đập của tim thúc đẩy, được hơi thở duy trì và biểu lộ qua vận cụ dùng cổ họng, xác định con người LÀ gì.
Bên dưới hoành cách mạc là những cơ quan mà công việc có tính vật chất hơn tuy cũng rất quan trọng; dù rằng những cơ quan dưới thấp này mỗi cái có sự sống và mục đích riêng của nó, sự hiện hữu và phận sự của chúng được thúc đẩy, xác định và chi phối bởi sự sống và nhịp phát xuất từ phần trên của cơ thể. Chuyện có thể khó hiểu, nhưng bất cứ giới hạn nghiêm trọng nào, hay bệnh nào cho thân xác vật chất bên trên hoành cách mạc, sinh ra ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề cho tất cả những gì nằm bên dưới đó. Việc ngược lại không cho hệ quả sâu rộng như vậy.
Sự việc là biểu tượng cho sức mạnh và tính thiết yếu của thể sinh lực, về mặt tiểu vũ trụ là con người, lẫn đại vũ trụ, và sự biểu lộ trong đại vũ trụ của Sự Sống về bốn mặt, chi phối tất cả mọi hình thể sống động. Ý này muốn nói tới bốn loại ether tạo nên thể sinh lực. Cho riêng con người, mỗi loại ether là nhằm làm đường kinh hay là sự biểu lộ cho một loại ether của vũ trụ.
Tới đây cần chút giải thích để ta hiểu rõ hơn. Mọi việc trong vũ trụ sinh hoạt theo hệ thống thất nguyên hay bẩy lần. Ta có:
– Sân trường tiến hóa của con người là bẩy cõi trên địa cầu - planetary planes.
– Mỗi cõi có bẩy cảnh.
– Cõi trần có ba cảnh vật chất là chất đặc, chất lỏng và chất hơi; bốn cảnh cao hơn gọi là cõi ether nói chung, gồm ether từ ether 1 đến ether 4.
– Cao hơn nữa là những cõi vũ trụ - cosmic, với cõi vật chất của vũ trụ là cõi thấp nhất, gồm bẩy cảnh là bẩy cõi trên địa cầu.
– Theo đó ba cảnh thấp trong của cõi vật chất vũ trụ  là ba cõi thấp nhất trên địa cầu tức cõi trần, cõi trung giới (tình cảm), cõi trí; và bốn cảnh ether vũ trụ là bốn cõi cao trên địa cầu.(còn tiếp)

Theo:
Telepathy – A.A.Bailey

Xem bài có liên quan